Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Chiều nay tư vấn trực tuyến chứng hay quên, mất ngủ của giới văn phòng

14h ngày 25/5, các bác sĩ đến từ Bệnh viện 108, Viện Y học Cổ truyền Quân đội sẽ tư vấn cho độc giả những thông tin hữu ích để phòng tránh chứng hay quên, mất ngủ.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Nếu trước đây, chứng mất ngủ, hay quên thường gặp ở tuổi trung niên, thì nay, bệnh đã xuất hiện ở nhiều người trẻ. Một trong những nguyên nhân hàng đầu là do lưu thông máu kém.

Máu là nguồn dinh dưỡng quý giá của toàn cơ thể. Khi máu lưu thông kém, não sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, hay quên, mất ngủ.

Ngoài ra, áp lực công việc và cuộc sống dễ dẫn đến stress, kéo theo hiện tượng chóng mặt, mất ngủ. Sóng máy tính gây hại cho hệ thần kinh. Mắt nhức mỏi cũng là nguyên nhân làm cho thần kinh căng thẳng. Cùng với đó, không khí ngột ngạt của văn phòng khiến bạn bị căng thẳng, dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Khi bị chứng mất ngủ, hay quên, rất nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc Tây để mua thuốc ngủ, an thần. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, các loại sản phẩm này có chất gây nghiện, tức là sử dụng nhiều thành ghiền, không uống sẽ không thể ngủ. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc ngủ khiến bạn luôn có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, tốc độ phản ứng chậm chạp và giảm khả năng trí tuệ cũng như sự tập trung cao độ trong công việc.

Chứng bệnh diễn tiến âm thầm, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và hiệu quả xử lý công việc. Các chức năng nhận thức như ghi nhớ, tư duy, định hướng, hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và phán xét suy giảm, sẽ biểu hiện thông qua mức độ hay quên, đãng trí.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội.

Để cải thiện chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ, người bệnh cần thay đổi thói quen sống, chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn. Các biện pháp nhận biết, phòng và điều trị cụ thể sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng Khoa Đông Y - Bệnh viện 108 và Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - nguyên Trưởng Khoa A9, Viện Y Học Cổ Truyền Quân đội tư vấn cho độc giả vào 14h ngày 25/5 trên Báo điện tử VnExpress.

Thạc sĩ, bác sĩ Khánh Toàn là Trưởng Khoa Đông Y - Bệnh viện 108. Ông có nhiều nghiên cứu hữu ích trong Đông y đến sức khỏe. Bác sĩ Toàn đã nhận danh hiệu Đại tá, Thầy thuốc ưu tú.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Bà góp mặt ở các chương trình phát trực tiếp trên kênh Joy FM - kênh chuyên biệt về sức khỏe như "Gặp thầy thuốc nổi tiếng”, “Thuốc Đông y”, “Nhịp cầu sức khỏe”, “Lời thì thầm”…

Ban tổ chức có 100 phần quà tặng những độc giả có câu hỏi sớm, thiết thực và sát với nội dung chương trình. Mỗi phần gồm 2 hộp sản phẩm. Điều kiện tham gia chương trình là câu hỏi hay, độc giả điền đầy đủ và chính xác thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Ban tổ chức sẽ lựa chọn câu hỏi sau một tuần chương trình kết thúc và gửi quà về cho độc giả.

Mai Thương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét