Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Đau nữa đầu ở trẻ em và những điều bạn chưa biết

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn phải lo toan cuộc sống, nhiều áp lực thì mới bị đau đầu chứ còn trẻ em thì có gì mà bị đau đầu. Tuy nhiên suy nghĩ ấy là suy nghĩ thiếu sót vô cùng. Theo nghiên cứu của Bille, nghiên cứu 8993 học sinh tuổi từ 7 – 15, Bille đã thấy rằng trên ½ trẻ em than phiền ít nhất một lần bị đau đầu trong đời, đến khoảng 4% bệnh nhân dưới 15 tuổi bị mắc đau nửa đầu, gần  ½ số người bị đau nửa đầu đã bị mắc bệnh từ trước tuổi dậy thì. Do vậy việc tìm hiểu rõ về đau nửa đầu ở trẻ em là việc vô cùng quan trọng.

DẤU HIỆU ĐAU NỬA ĐẦU Ở CÁC BÉ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?


Đau nửa đầu ở trẻ em thường sẽ xuất hiện vào các buổi chiều muộn. Biểu hiện đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy  đó là sự thay đổi về tính cách, các bé sẽ cảm thấy mệt mỏi hay là chán ăn.
Đau nửa đầu ở trẻ em thì thường dữ dội và bắt đầu ở vùng trán và lan ra nửa đầu. Thời gian diễn ra cơn đau cũng ngắn hơn so với người lớn. Thông thường các cơn đau ở trẻ em thường thì sẽ không nghiêm trọng như ở người lớn. Nếu cha mẹ để ý quan sát rõ các bé thì có thể thấy ngay được các dấu hiệu cơn đau của các bé.ư
Đau nửa đầu ở trẻ em thường có hai thể
  • Đau đầu ở thể thông thường

Khi cơn đau đầu ở thể thông thường bắt đầu, các bé cảm thấy mệt mỏi thường có xu hướng chung là tìm nơi yên tĩnh để đi nằm. Thông thường nếu ngủ được thì khi tỉnh dậy cơn đau đầu của các bé sẽ hết. Tần số cơn đau đầu đối với từng trẻ, trong quá quá tiến triển là khác nhau. Những triệu chứng như nhạy cảm với âm thanh hay mùi vụ cũng khá phổ biến ở các bé. Các bé dễ bị say tàu xe cũng là một cảnh báo sớm về khuynh hướng đau nửa đầu.
  • Đau đầu ở thể bụng ( thể tiêu hóa)

Khi các bé đột nhiên bị đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn, trẻ có ị đau đầu nhưng kín đáo. Những cơn đau này thường kéo dài vài giờ rồi hết nhưng lại có thể tái phát nhiều lần. Chính vì đau bụng nhiều hơn đau đầu nên các cha mẹ thường không để ý xem trẻ có bị đau đầu gì không mà cứ đưa bé đi khám tiêu hóa hoặc ngoại khoa.
Nói chung, triệu chứng về đau nửa đầu ở các bé vô cùng đa dạng, vì vậy các bậc làm cha mẹ nên hết sức chú ý đến các bé tránh để trường hợp quá nghiêm trọng.

DO ĐÂU MÀ CÁC BÉ LẠI BỊ ĐAU NỬA ĐẦU?


Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đau nửa đầu ở trẻ em thì nguyên nhân chính xác cũng chưa được rõ ràng. Có thể hiểu nguồn gốc của các cơn đau nửa đầu là do sự rối loạn các mạch máu não, nhưng nguyên nhân gây ra điều này vẫn chưa rõ ràng. Một số loại thực phẩm hay một số những thay đổi về xung quanh gây ra phản ứng chống đối trong hệ thần kinh của trẻ cũng có thể là nguyên nhân gây kích hoạt đau nửa đầu ở trẻ như : căng thẳng, ăn một số loại thực phẩm như: pho mai, socola, thực phẩm có quá nhiều mì chính, uống một chất kích thích như: thức uống có gay hay là coffee, quá căng thẳng trong chuyện học hành cũng làm cách bé bị đau nửa đầu,…

Nguyên căn về tình trạng đau nửa đầu ở trẻ em cha mẹ cần tìm hiểu rõ. Chúng ta nên hiểu rằng ở các bé còn nhỏ sức đề kháng còn yếu do vậy chỉ vì sơ suất nhỏ thôi cũng có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến bé. Qua đây các cha mẹ nên hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe của các cháu nhỏ đặc biệt là vấn đề đau nửa đầu.
Có thể bạn quan tâm: triệu chứng bệnh đau nửa đầu

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Bị triệu chứng đau đầu kèm theo nóng lạnh trong người là bệnh gì?

Không ít người gặp phải tình trạng triệu chứng đau đầu kèm theo cả cảm giác nóng lạnh trong người một cách khó chịu nhưng đi khám thì không ra bệnh gì cụ thể cả, cũng không phải lúc nào hiện tượng này cũng xuất hiện, thế nên bác sĩ lại càng khó chẩn đoán kết luận hơn.
Khi rơi vào tình trạng bị nóng lạnh trong người thất thường, lời khuyên cho mọi người là nếu bác sĩ bệnh viện không thể tìm ra được thể bệnh nguyên nhân, người bệnh nên thử chuyển hướng sang tìm hiểu theo Đông y và chữa trị bằng Đông y. Đây cũng là một phương án khá tích cực được lựa chọn phổ biến.

Mô tả triệu chứng đau đầu, nóng lạnh trong người
- Mỗi lần bệnh khởi phát, người bệnh hay cảm thấy bị lạnh trong người, cũng có thể là cảm giác trong nóng ngoài lạnh kèm hâm hâm sốt hoặc sốt nặng.
- Chân lạnh tay lạnh, tức ngực, ngực nóng ran, cảm giác khó thở nghèn nghẹn như có gì bị lấp ở cổ, chỉ muốn ợ ra nhưng không được. Sôi bụng, đầy bụng, chướng khí, hơi nôn nao.
- Đau đầu, nhức đầu, mệt mỏi uể oải kèm theo cảm giác lạnh trong người. 2 bắp chân và đầu gối đau mỏi, cả lưng, cổ, vai, cánh tay cũng vô cùng khó chịu, nhức trong, ê mỏi.
- Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh.
- Sợ gió, sợ nước, da xanh xao.
- Một số người còn cảm thấy yếu đuối đến mức vận động làm việc khó khăn, không có sức lực, cũng chẳng muốn ăn vào vì thấy buồn nôn.
Triệu chứng đau đầu, nóng lạnh trong người là bệnh gì?
Đôi khi, khi gặp phải những triệu chứng giống như đã được liệt kê trên đây, người bệnh có đi bệnh viện khám bác sĩ thì cũng không tìm ra được nguyên nhân chính xác, cũng chẳng kết luận được là bệnh gì. Nhưng họ vẫn được kê đơn thuốc mang về uống. Hầu hết các loại thuốc này thuộc các loại giảm đau, kháng viêm không steroid, vitamin, thuốc bổ thân kinh... Đôi khi, điều này là có hại cho sức khỏe, vì thuốc Tây y luôn có những mặt tác dụng phụ nhất định, dùng nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Thế nhưng, bệnh kia để lâu cũng không được, vì dần dà các bộ phần từ nội tạng đến thần kinh, não bộ đều sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đổ nhiều bệnh cùng lúc, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân thực sự gây nên dạng bệnh nóng lạnh trong người này được Đông y nhận định là do 2 hướng tác động: 1 là ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể mỗi lần thời tiết thay đổi, môi trường thay đổi, có những độc tố lạ trong không gian, đồ ăn thức uống... xung quanh; 2 là nội thương, tức là sự bất ổn ngay bên trong cơ thể dẫn đến khả năng tự miễn trở nên yếu đuối, không ngăn cản được các yếu tố ngoại tà tấn công. Điều này thường có liên quan nhiều đến các tạng can (gan), thận, tỳ.
Độc tố đi vào cơ thể mỗi ngày một chút, lâu dần tích tiểu thành đại, đến khi đủ liều đủ lượng thì phát ra thành bệnh có triệu chứng cụ thể, trong đó cảm giác trong nóng ngoài lạnh cũng chỉ là một phần biểu hiện. Lâu dần bệnh sẽ nặng thêm, khó chữa hơn vì các độc tố đã ăn sâu vào người.
Cách chữa triệu chứng bệnh đau đầu, nóng lạnh trong người
Nếu cảm thấy bản thân hay bị nóng lạnh trong người thất thường, tốt nhất cứ nên cẩn trọng với mọi tình huống bên ngoài, ví dụ như ra trời lạnh thì phải mặc đủ ấm, bảo vệ đặc biệt vùng đầu, cổ, ngực, bàn chân; trời nóng thì mặc thoáng, thấm mồ hôi; trời gió to mà gió lạ thì tạm tránh; hạn chế dầm mưa, dãi nắng...

Muốn bắt bệnh và chữa bệnh đau đầu, nóng lạnh trong người này thì phải tìm đến thầy giỏi, không nên dễ tin người bừa bãi. Chữa bằng Đông y thì lâu, kéo dài nhưng an toàn và hiệu quả thì toàn diện hơn. Tuy nhiên cũng chính vì chữa lâu nên phải chọn đúng thầy đúng thuốc, nếu không công chữa lại trở thành công cốc.